Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Đôi tay tài hoa của người nghệ nhân xứ mộc Kim Bồng-Hội An.


Về thăm phố cổ Hội An du khách không khỏi trầm trồ khi ngắm nhìn các ngôi nhà cổ còn lưu giữ được đến ngày hôm nay với các họa tiết gỗ chạm khắc vô cùng tinh xảo dưới bàn tay của của nghệ nhân tài hoa xứ mộc Kim Bồng.
Làng mộc Kim Bồng nằm ở trên vùng đất Cẩm Kim và được thành lập từ cuối thế kỉ 15.Đi từ phố cổ Hội An lên làng mộc chừng khoảng 10 phút,du khách đã đến làng mộc Kim Bồng thuộc xã Cẩm Kim.Bước đến đầu làng, du khách đã có thể nghe thấy những âm thanh đục đẽo,khoan cắt vang lên từ các láng mộc,trại mộc trong làng,những âm thanh đó dường như trở thành nét riêng đặc trưng không thể thiếu với đời sống của người dân bao đời nay tại nơi này rồi.




Vùng đất Cẩm Kim nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, vùng tiếp giáp với cửa Đại, Hội An xưa cũng từng là một trong nhưng thương cảng sầm uất bậc nhất của Đàng Trong, là nơi giao thương lớn của con đường tơ lụa huyết mạch,bởi nhờ vậy mà các làng nghề nơi đây như gốm Thanh Hà, mộc Kim Bồng cũng vì thế mà nổi tiếng và có cơ hội phát triển phồn thịnh.Vốn với địa thế đường thủy cực kì thuận lợi trong việc vận chuyển bè gỗ,đóng tàu, hạ thủy và cũng là nơi neo đậu của các thuyền buôn trên thế giới,mộc Kim Bồng đã có cơ hội phát triển cực kì thuận lợi và được nhiều thương gia nước ngoài tìm đến đặt hàng cho đến tận ngày nay.Hội An xưa là nơi giao thoa văn hóa Đông Tây nhưng mộc Kim Bồng vẫn gìn giữ được cho mình những nét điêu khắc chạm trổ riêng.Khi các làng mộc ở nơi khác đều bị ảnh hưởng và chi phối bởi văn hóa phong kiến phương Bắc,mang dấu ấn triều đại phong kiến lịch sử lâu dài với các họa tiết phượng bay rồng múa đều thể hiện sự uy quyền hung tợn của từng thời kì.Mộc Kim Bồng thì khác ,vẫn giữ được nét nhẹ nhàng, mộc mạc nhưng vẫn đầy sự tinh tế được thể hiện qua từng đường chạm trổ,các họa tiết trên những cây cột,cây kèo,chiếc bàn,chiếc tủ…
Vé máy bay giá rẻ tại đà nẵng.Những con rồng dưới bàn tay tài hoa của người người thợ mộc Kim Bồng không hề có vẻ uy nghi hung tợn, mà lại toát lên vẻ ngậm hoa cười hiền hòa.Hình ảnh người nông dân hay cây tre,cành trúc Việt Nam cũng được đưa vào trong từng nét chạm trổ,điêu khắc.Tất cả đều thể hiện sự mộc mạc,những hình ảnh đời sống sinh hoạt đời thường của người dân.Mộc Kim Bồng không chỉ biết đến với những ngôi nhà cổ ở xứ sở Hội An mà còn đặt dấu ấn của riêng mình trong các công trình ở kinh thành Huế khi một thời các vua triều Nguyễn xây dựng kinh đô ở đây đã mời các thợ mộc từ vùng đất phía Nam về đây xây dựng.Lúc bây giờ hai làng mộc chính là Vân Hà và Kim Bồng Hội An.
Người làng Kim Bồng ngày nay vẫn lưu giữ nghề mộc truyền thốngcác kĩ năng chạm trổ điêu khắc đặc sắc mang tính cha truyền con nối, những thợ mộc làng Kim Bồng ngày nay không chỉ nhận nhiệm vụ quan trọng là tôn tạo, tu bổ lại các công trình trong phố cổ Hội An mà họ còn ngược xuôi đến các vùng miền để dựng nên những căn nhà ba gian,hai mái cổ,những bộ phản,chiếc giường cổ theo yêu cầu của khách hàng.
Phòng vé máy bay giá rẻ tại đà nẵng.
Đến thăm làng mộc Kim Bồng du khách có thể tận mắt nhìn thấy những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng mộc đang miệt mài chau chuốc cho từng sản phẩm,dù lớn hay nhỏ, đơn giản hay công phu thì tất cả các sản phẩm đều mang tâm huyết của người thợ mộc Kim Bồng.Tại nơi đây cũng trưng bày các sản phẩm độc đáo đặc sắc như chiếc đinh hương chạm 1000 con rồng, nhân dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, chùa cầu Hội An được chuyển thể nguyên trạng…

Có một sự khác biệt nữa của sản phẩm mộc Kim Bồng đó là các sản phẩm đa số được để mộc,nếu có sơn phết thì cũng chỉ là nhẹ nhàng để giữ được màu gỗ tự nhiên nhất.Chính những sản phẩm độc đáo như con trâu,chiếc đĩa,thiếu nữ tà áo dài…đươc để mộc đã thu hút sự tò mò thích thú của du khách trong và ngoài nước khi có dịp ghé về thăm nơi đây.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét